Cơ cấu dân số về mặt xã hội
Cơ cấu này phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ở một lãnh thổ, đây là việc phân chia dân số theo một số tiêu chuẩn như lao động, nghề nghiệp, trình độ văn hóa… Trong dân số học đô thị, việc nghiên cứu cơ cấu xã hội của dân số có ý nghĩa quan trọng. Vì cơ cấu xã hội ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến mọi hoạt động của xã hội và giúp cho việc phân tích các xu hướng phát triển về kinh tế và xã hội.
Sau đây là một số dạng của cơ cấu dân số xét về mặt xã hội:
Cơ cấu dân số theo lao động
Cơ cấu dân số theo lao động có liên quan tới các thể loại lao động và dân số hoạt động trong các loại nghề nghiệp. Dân số lao động là khái niệm chỉ những người có lao động với một nghề nghiệp cụ thể, còn dân số phụ thuộc (người án theo) là những người không tham gia lao động, sống dựa vào lao động của người khác. Dân
số hoạt động không chỉ bao gồm những người có việc làm, mà còn cả những người ở độ tuổi lao động nhưng không có việc làm. Trong nhiều tài liệu, khái niệm dân số hoạt động kinh tế (economically active population) và nguồn lao động (labour force) đồng nghĩa với nhau. Tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế phụ thuộc vào dân số ở độ tuổi lao động trong tổng số dân và vào mức độ có việc làm của số người này.
Về mức độ dân số hoạt động kinh tế thì ở các nước đang phát triển thường là thấp hơn so với các nước kinh tế phát triển. Sự khác biệt này còn có thể lớn hơn nữa nếu không tính trẻ em và phụ nữ (nhất là ở nông thôn) tuy có tham gia công việc đồng áng nhưng không hoàn toàn là dân số hoạt động kinh tế.
Thông thường người ta liệt kê những thành phần sau tùy vào dân số hoạt động kinh tế:
- Những người có khả năng lao động trong độ tuổi lao động (trừ học sinh, quân đội và những người nội trợ);
- Những người ngoài độ tuổi lao động nhưng có tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội;
- Những người làm kinh tế phụ gia đình.
Trong nhiều tài liệu thống kê, người ta còn coi dân số nam giới tham gia sản xuất nông nghiệp như một tiêu chuẩn để phân chia các nước trên thế giới thành các nước công nghiệp (nếu số lao động nằm trong sản xuất nông nghiệp dưới 35%), các nước nửa công nghiệp (35 – 59%) và các nước nông nghiệp (60% trở lên).
Nói chung, dân số lao động là số người ở lứa tuổi 18-64 (có thay đổi ít nhiều tùy theo điều kiện cụ thể của từng nước), như vậy dân số lao động và kết cấu dân số theo độ tuổi có liên quan mật thiết với nhau. Phần lớn các nước có dân số trẻ (ở châu Á, Phi, Mỹ Latinh) là các nước có tỉ lệ thấp về dân số lao động. Trái lại, ở các nước kinh tế phát triển, số lớp trẻ tương đối ít, tỉ lệ dân số lao động thường cao.
Xã hội phát triển càng cao thì càng có nhiều ngành nghề lao động và phát triển thêm nhiều ngành lao động mới. Việc phân chia lao động của dân cư theo tính chất và nội dung hoạt động sản xuất số dân tới các bộ phận lao động khác nhau. Mỗi bộ phận lao động, tùy theo cách phân chia, bao gồm một số lĩnh vực sản xuất giống nhau về tính chất và nội dung, chẳng hạn:
– Căn cứ vào thời gian ra đời, người ta phân biệt khu vực cổ truyền (nông nghiệp, thủ công nghiệp…) và khu vực hiện đại (công nghiệp, dịch vụ…).
– Dựa vào tính chất của quan hệ sản xuất, có khu vực nhà nước, khu vực tập thể, khu vực gia đình và tư nhân.
– Dựa trên tính chất sản xuất, có khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp…), khu vực II (Công nghiệp và xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).
Ngoài ra, người ta cũng còn phân chia hoạt động lao động thành 4 khu vực trong đó khu vực IV (lao động trí óc) đang được định hình và ngày càng được quan tâm (đặc biệt tới đây loại ’’kinh tế tri thức” có vai trò trọng yếu trong xã hội)
Tỉ lệ dân số lao động ở từng khu vực phản ánh tình hình kinh tế, xã hội của một nước và thường thay đổi theo thời gian và không gian. Trên thế giới, dân số lao động chiếm 41,6% tổng số dân. Việc tăng tỉ lệ người có công việc làm chủ yếu là nhờ sự thu hút lực lượng lao động nữ vào hoạt động sản xuất. Nhìn chung, số dân hoạt động kinh tế ở các nước dao động lừ 25 đến 50%. Khoảng 60% dân số hoạt động kinh tế trên địa cầu tham gia hoạt động nông nghiệp, 20% công nghiệp và hơn 20% thương mại, giao thông, dịch vụ. Ở các nước đang phát triển, dân số lao động tập trung đông nhất vào khu vực I. Trái lại, ở các nước kinh tế phát triển, tỉ lệ dân số lao động ngày càng tăng lên ở khu vực II và khu vực III.
Cơ cấu dân số theo nghề nghiệp
Việc phân chia các khu vực lao động là dựa vào tính chất và nội dung sản xuất, mà không đòi hỏi phải hiểu biết cụ thể sự tham gia của từng người vào khu vực đó, còn nói tới nghề nghiệp là nói tới từng cá nhân. Như vậy, cơ cấu dân số theo nghề nghiệp liên quan tới đặc điểm lao động cụ thể của từng người. Nghề nghiệp của mỗi người phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tình hình kinh tế – xã hội của từng nước. Lực lượng sản xuất càng phát triển, sự phân công trong xã hội càng sâu sắc thì số lượng các ngành nghề càng tăng lên. Để việc nghiên cứu được thuận tiện hơn, người ta phân ra từng nhóm nghề nghiệp mang tính chất tương đối giống nhau.
Ở các nước kinh tế phát triển có nhiều nhóm ngành nghề nên cơ cấu dân số theo nghề nghiệp khá phức tạp. Còn ở các nước kém phát triển, cơ cấu dân số theo nghề nghiệp có phần đơn giản hơn. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất tác động trực tiếp tới cơ cấu dân số theo nghề nghiệp. Và thông qua cơ cấu nghề nghiệp của dân số, ta có thể thấy rõ lực lượng sản xuất của một nước phát triển ở mức độ nào.
Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ học vấn của dân cư trong một nước, qua đó có thể giúp cho việc nghiên cứu về tình hình và khả năng phát triển kinh tế. Liên Hợp Quốc thường dùng các chỉ số trong cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa, một trong các yếu tố để đánh giá sự phát triển con người (tỉ số người biết chữ và trình độ học vấn của dân cư). Tỉ số người biết chữ là số phần trăm (%) những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết những câu ngắn, đơn giản trong cuộc sống hằng ngày. Còn trình độ học vấn (số năm đến trường) là trình độ cao nhất một người dân đạt được, chẳng hạn trung học cơ sở, phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp, đại học, trên đại học. Theo quy định của cơ quan phát triển con người thuộc Liên Hiệp Quốc, chỉ số này là số năm đến trường học của những người được tính từ 25 tuổi trở lên.
Các khái niệm khác về cơ cấu dân số:
Các thuật ngữ khác
- Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc
- Cơ cấu dân số theo giới tính
- Dân số học là gì?
- Tỷ suất sinh là gì? có bao nhiêu loại?
- Sự phân bố dân cư theo độ cao và vĩ tuyến
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi
- Tỷ suất tử là gì?
- Đô thị hóa là gì?
- Quá trình đô thị hóa trên thế giới
- Tình hình phân bố dân cư trên thế giới – Đặc điểm chung