Phân bố dân cư là gì? đặc điểm, quá trình và các nhân tố ảnh hưởng
Phân bố dân cư là gì?
Phân bố dân cư là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ sao cho phù hợp với các điều kiện sống cũng như các yêu cầu khác của xã hội.
Để thể hiện tình hình phân bố dân cư của một khu vực người ta thường sử dụng tiêu chí mật độ dân số. Tức là số dân cư trú sinh sống trên một đơn vị diện tích thường là km2. Đơn vị tính mật độ dân số là người/km2
Mật độ dân số = Số người sống trên lãnh thổ / DT lãnh thổ
Đặc điểm
– Phân bố dân cư không đều trong không gian: sự phân bố dân cư không đều giữa các nước
– Biến động về phân bố dân cư theo thời gian: sự phân bố dân cư có sự khác nhau qua các thời kì
Quá trình hình thành nên sự phân bố dân cư
Vào những ngày đầu tiên hình thành xã hội, con người sinh sống tập trung ở những vùng khí hậu ấm áp thuộc châu Phi, châu Á. Ở giai đoạn trồng trọt, nhiều tập đoàn người đã bắt đầu định cư, sau đó địa bàn cư trú dần dần lan sang khắp các lục địa khác và ngày nay, con người sinh sống gần khắp mọi nơi trên địa cầu.
Như vậy là, từ chiếc nôi đầu tiên của mình con người đã dần dần đi tới các nơi khác trên trái đất để sinh sống và hình thành nên sự phân bố dân cư của thế giới hôm nay.
Trên trái đất, có chỗ đông dân, nhưng lại có chỗ dân cư vô cùng thưa thớt. Ở buổi ban đầu, sự phân bổ dân cư theo lãnh thổ mang tính chất bản năng, tương tự việc di trú của một số loài chim vậy. Nhưng với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, thời kì này sớm chấm dứt và nhường chỗ cho thời kì phân bố dân cư có ý
thức và có quy luật.
Phân bố lại dân cư
Ở nhiều nước, do quá trình phát triển công nghiệp ồ ạt và cùng với nó là quá trình đô thị hóa, dân cư ngày càng lập trung vào một số trung tâm công nghiệp và vào các thành phố lớn. Tại đây, nhân dân lao động thường phải sống chen chúc trong những khu chật hẹp, thiếu tiện nghi và môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Trong khi ấy, ở các vùng nông nghiệp dân cư ngày càng thưa thớt. Ngược lại, một số nước khác đã chú trọng hơn đến việc phân bổ dân cư có kế hoạch. Số dân thành thị tăng lên nhanh chóng nhưng vẫn phù hợp với sự phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó, dân cư còn được phân bố lại ở các vùng thưa dân nhưng giàu tiềm năng nhằm tạo điều kiện khai thác tốt các nguồn tài nguyên, tận dụng và điều hòa nguồn lao động giữa các vùng trong phạm vi cả nước.
Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
Phân bố dân cư không đồng đều do 2 nguyên nhân chủ yếu:
– Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu, nguồn nước, địa hình và đất đai, khoáng sản.
– Các nhân tố kinh tế – xã hội: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ và sự chuyển cư, …
Các thuật ngữ liên quan:
- Dân cư
- Mật độ dân số
- Đô thị hóa
- Lực lượng sản xuất
Các thuật ngữ khác
- Sự phân bố dân cư theo độ cao và vĩ tuyến
- Dân số học là gì?
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi
- Sự phân bố dân cư theo châu lục
- Tỷ suất tử là gì?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh
- Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc
- Tuổi thọ trung bình là gì?
- Quy mô dân số là gì?